Chính sách tiền tệ góp phần quan trọng ổn định giá cả hiện nay

Hotline tư vấn:

0933 273 743

Giờ làm việc:

Thứ 2 - CN 8h00 - 12h00

Tình hình kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực, nhưng để đạt tăng trưởng kỳ vọng còn đối mặt nhiều thách thức. 

    Mong Chính phủ cho phép giải ngân hết 30 nghìn tỷ đồng để nhân dân yên tâm
    Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3/2016: GDP quý I tăng 5,46%, cần sự nỗ lực
Đó là nhận định của Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2016, diễn ra cuối tuần qua. Chính vì vậy, chỉ đạo điều hành trong thời gian tới, Chính phủ cho rằng cần tiếp tục phát huy mặt tích cực, thuận lợi; ra sức khắc phục hạn chế, yếu kém; hoàn thành cao nhất các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra...

Báo cáo tại phiên họp nói trên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 3 tháng đầu năm tăng 1,25% so với bình quân cùng kỳ năm 2015, tuy cao hơn so với mức tăng 0,74% của cùng kỳ năm trước, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI trong quý I của một số năm gần đây.


Đến 30/3, tiền gửi của khách hàng tại các TCTD tăng 2,26%
Đề cập đến các yếu tố chủ yếu giữ cho giá tiêu dùng 3 tháng đầu năm nay tăng thấp, cơ quan thống kê cho biết: Mặc dù trong quý I nhu cầu hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán tăng, nhưng do giá xăng dầu và giá cướcvận tải giảm, nguồn cung hàng hóa dồi dào nên giá cả không biến động lớn; Giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới tương đối ổn định, trong đó giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép giảm mạnh; Các cấp, các ngành tăng cường thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đồng thời thực hiện các chính sách bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu, ổn định giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán.

Tổng cục Thống kê trước đó cũng cho rằng, chính sách tiền tệ góp phần quan trọng ổn định giá cả hiện nay. Cụ thể, về tiền tệ - tín dụng, tính đến ngày 30/3, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 3,08% so với tháng 12/2015. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 2,26%; tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 1,54%. Lãi suất huy động và cho vay tương đối ổn định. Theo đó, lạm phát cơ bản bình quân 3 tháng đầu năm tăng 1,76% so với cùng kỳ năm trước.

Vĩ mô ổn định cũng là một “trạng thái” tốt để kích thích tăng trưởng. Trong quý I năm nay, cả nước có 23.767 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 186 nghìn tỷ đồng, tăng 24,8% về số DN và tăng 67,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Điều tra về xu hướng kinh doanh của DN cũng cho thấy, gần 1/3 số ý kiến cho rằng tình hình kinh doanh khá hơn quý trước, trong khi số DN bi quan về triển vọng kinh doanh ít hơn...

Tuy nhiên, thực tế thị trường thì còn đầy thách thức, do những tác động không mong muốn từ diễn biến thời tiết và tình hình thị trường thế giới còn nhiều bất ổn. Kết quả là, tốc độ tăng GDP quý I/2016 ước đạt 5,46%; trong đó khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ước giảm 1,23%; khu vực công nghiệp và xây dựng ước tăng 6,72%, dịch vụ ước tăng 6,13%.

Phân tích của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, với tình hình sản xuất, nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục khó khăn như hiện nay, sản lượng dầu thô chỉ khai thác khoảng 14,02% triệu tấn như kế hoạch đề ra, công nghiệp chế biến chế tạo phấn đấu đạt 11% thì nếu không nỗ lực tốc độ tăng trưởng GDP cả năm khó đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là 6,7%.

Đứng trước các thách thức đó, vấn đề an sinh xã hội được nhiều thành viên Chính phủ quan tâm. Phát biểu tại phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, tính đến nay gói 30 nghìn tỷ đồng đã ký kết hợp đồng tín dụng với tổng số tiền khoảng 29.600 tỷ đồng.

Như vậy, các NHTM đã ký sắp hết với khách hàng, chỉ còn 400 tỷ đồng chưa ký hợp đồng. Trong đó, số tiền giải ngân đã lên tới 21 nghìn tỷ đồng, nghĩa là số đã ký kết hợp đồng tín dụng đạt tới 99%, số đã giải ngân 70%. Theo quy định trước đây đã ban hành về chương trình này, đến ngày 1/6/2016 sẽ kết thúc việc tái cấp vốn của NHTW cho các NHTM với lãi suất ưu đãi.

Tuy nhiên, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, xét thấy gói tín dụng này đến nay đã được thực hiện về cơ bản, số tiền còn lại rất ít. Chính vì vậy, ngày 22/3 vừa qua, NHNN đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ xin kéo dài chương trình cho đến khi giải ngân hết gói 30 nghìn tỷ đồng.

“Theo tính toán của chúng tôi, trong năm 2016 sẽ giải ngân hết số tiền này. Rất mong Chính phủ chính thức đưa vào Nghị quyết phiên họp lần này để đồng bào và nhân dân cả nước yên tâm”, Thống đốc nói.

Một thông tin đáng chú ý khác là ngay cả khi gói 30 nghìn tỷ đồng kết thúc giải ngân thì mô hình nhà ở xã hội hướng tới người có thu nhập thấp, với tín dụng ưu đãi lãi suất đi kèm, cũng sẽ tiếp tục được thực hiện. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, chương trình cho vay nhà ở xã hội tương tự đã được quy định trong Luật Nhà ở và Chính phủ kỳ tới sẽ bàn để có một chương trình như vậy.

“Qua đây, xin báo cáo Thủ tướng, hiện nay trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, chúng ta cũng đã có chương trình tín dụng nhà ở cho người nghèo. Thời gian qua chúng tôi đã đề xuất Chính phủ mức lãi suất, cách huy động vốn thế nào để đảm bảo nguồn vốn, mức độ ưu đãi cho người nghèo. Hình hài của chương trình đó rất phù hợp với nội dung quy định của Luật Nhà ở về chương trình nhà ở, căn cứ thực tiễn đã triển khai ở Ngân hàng Chính sách xã hội chúng ta có thể nâng lên thành chương trình quốc gia để đảm bảo dài hạn ổn định”, Thống đốc chia sẻ.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, tính đến nay gói 30 nghìn tỷ đồng đã ký kết hợp đồng tín dụng với tổng số tiền khoảng 29.600 tỷ đồng, chỉ còn 400 tỷ đồng chưa ký. Trong đó, số tiền giải ngân đã lên tới 21 nghìn tỷ đồng, nghĩa là số đã ký kết hợp đồng tín dụng đạt tới 99%, số đã giải ngân 70%. Tuy nhiên, xét thấy gói tín dụng này đến nay đã được thực hiện về cơ bản, số tiền còn lại rất ít, nên NHNN đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ xin kéo dài chương trình cho đến khi giải ngân hết gói 30 nghìn tỷ đồng.
Quang Cảnh

Hotline: 0933273743
Chỉ đường icon zalo Zalo SMS: 0933273743